Tình hình Đông Bắc Chiến_dịch_Đông_Bắc_I

Đông Bắc Bắc Bộ có vị trí chiến lược rất quan trọng nên Pháp chiếm đóng rất sớm. Sau thất bại ở Việt Bắc Thu-Đông 1947, Pháp càng ra sức củng cố địa bàn này. Pháp đã xây dựng được mạng lưới tề điệp, thổ phỉ dày đặc, phát triển ngụy binh (trên 95% là người địa phương), lập được một hệ thống cứ điểm ăn sâu vào nội địa.

Lợi dụng tình thực trạng nghèo nàn lạc hậu của nhân dân địa phương, đặc biệt là dân tộc thiểu số, Pháp đã thực hiện nhiều chính sách chia rẽ dân tộc mà tại Việt Nam thường gọi là âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt". Trước mắt quân Pháp thực hiện phong toả biên giới Việt - Trung để vừa ngăn chặn, cô lập Việt Minh, bảo vệ việc khai thác, vơ vét khu mỏ than trù phú, củng cố bàn đạp để tiến công Việt Bắc một lần nữa.

Địa hình Đông Bắc chủ yếu là đồi núi, có rất nhiều rừng rậm xen lẫn một số đồng bằng. Khu vực phía nam - tây nam (Đông Triều, Phả Lại đến Lục Nam, Lục Ngạn) là vùng đồi rừng, cây cối rậm rạp. Có ba trục đường chính: đường số 4 từ Móng Cái đến Lạng Sơn. Đường số 18 đi từ Phả Lại qua Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả nối liền quốc lộ 4Tiên Yên. Đường số 13 từ Lục Nam nối quốc lộ 1Bắc Giang, quốc lộ 18Phả Lại, chạy lên hướng đông bắc qua An Châu, Lục Ngạn nối với quốc lộ 4Đình Lập.

Địa bàn chiến dịch là khu tứ giác An Châu - Đình Lập - Tiên Yên - Hòn Gai rộng 1.800 km2 trong đó phân khu An Châu được chọn là khu vực chủ yếu của chiến dịch.